Tuyệt chiêu "ve sầu thoát xác" của Einstein.
Tuyệt chiêu "ve sầu thoát xác" của Einstein.
Con người luôn là yếu tố quyết định, nhưng trong một số trường hợp, chẳng hạn như làm một việc có tính lặp đi lặp lại, hay một việc đòi hỏi có sức bền lớn… thì máy móc không những có thể thay thế mà còn làm tốt hơn cả con người.
Câu chuyện vui sau đây như một ví dụ.
Einstien thể hiện sự yêu mến người Nhật trong bức thư ông gửi cho con trai mình: "Of all the people I have met, I like the Japanese the most, because they are humble, intelligent, and interested in the arts" (Trong những người mà cha đã gặp, cha thích người Nhật nhất, vì họ là những người khiêm tốn, thông minh và biết quan tâm đến nghệ thuật)
Einstein từng là một tay đàn violin cự phách, tuy vậy có vài lần trong khi biểu diễn ông ta chơi bị lỗi nhịp, có thể do lúc đó ông ta đang mải nghĩ về "thuyết tương đối" hay chợt phát kiến ra một định luật vật lý mới..., và bị nhạc trưởng “kình” vì cái tật "đãng trí" của mình: "Can't you count, Albert ?" (Anh có biết đếm - nhịp - không Albert (tên thân mật của Einstein)?)
Trở lại nội dung câu chuyện...
“Sau khi đề ra lý thuyết của mình (thuyết tương đối). Einstein đi khắp các trường đại học ở Hoa Kỳ và giảng bài ở bất cứ nơi đâu ông đến. Ông đi với người tài xế tên là Harry, người luôn ngồi ở hàng ghế cuối, chăm chú nghe mỗi khi ông giảng bài. Một ngày đẹp trời nọ, sau khi giảng bài, Einstein rời thính phòng và đi ra xe. Người tài xế gọi ông và nói :
- Thưa giáo sư, tôi đã nghe bài giảng về thuyết tương đối của ông rất nhiều lần, và nếu tôi có một cơ hội, tôi hoàn toàn có thể giảng lại bài đó.
- Tốt quá – Einstein trả lời – Tuần tới tôi sẽ đi đến
Và thế là Harry đã giảng bài một cách hoàn hảo, không sai dù chỉ một chỗ ngắt câu, còn Einstein được ngủ nghỉ mệt ở hàng ghế cuối. Nhưng khi Harry rời khỏi bục giảng, một nghiên cứu sinh chặn anh lại và hỏi những câu hỏi chằng chịt công thức tính toán và phương trình. Harry bình thản trả lời:
- Ôi! Câu hỏi này dễ lắm, dễ cực kì, để tôi đi gọi tài xế của tôi trả lời cho anh”.
Trong câu chuyện trên, anh tài xế, tuy có ý tốt là giúp Einstein, nhưng mặt khác cũng "đóng vai" là cái máy, còn Einstein tuy là một khoa học gia nổi tiếng với năng lực sáng tạo, làm việc phi phàm, nhưng rồi cũng đến một lúc phải mệt mỏi và nhờ đến "cái máy" làm thay, nhưng thật may, nó đã làm rất tốt.
Không phải tài xế là một học trò xuất sắc, chỉ là vì việc đó lặp đi lặp lại, anh ta đã thuộc lòng, trong khi Einstein do làm việc liên tục nên đang lâm vào trạng thái thân xác mỏi mệt, tràn bộ nhớ.
Einstein còn vậy huống chi người phàm chúng ta, phải không anh em.
Người xưa gọi đây là kế “Ve sầu thoát xác”, con người tạm thoát khỏi chính mình, để lấy lại năng lượng một cách cực kì hiệu quả !
Lấy sức máy thay cho sức người cũng là cách tương tự. Vậy nếu anh chị em thấy phù hợp, hãy tải về sử dụng thử phần mềm quản lý hợp đồng. Số lượng hợp đồng và khách hàng càng nhiều càng hiệu quả.
- Xem thêm: Phần mềm quản lý hợp đồng trên excel
Một giai thoại khác về Einstein: Einstein và định lý Pytago
Định lý Pytago được nhà toán học cổ Hy Lạp Pythagoras đưa ra trước khi Einstein ra đời hơn 2.000 năm; đã có hàng trăm cách chứng minh định lý này, bao gồm cả những nhà toán học cổ kim và những người khác.
Bất cứ học sinh phổ thông (lớp 7) nào cũng đều biết đến định lý
này, nhưng chỉ dừng lại ở phần áp dụng, không chứng minh:
Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông: c2 = a2+b2
Có một giai thoại về Einstein, nhà vật lý học huyền thoại, người
khai sinh ra "Thuyết tương đối", với định lý này như sau…
Thuở nhỏ, Einstein không có biểu hiện gì nổi trội, thậm chí phát triển trí tuệ rất chậm.
Trong thời gian đi học, sức học
của Einstein rất kém, đuối hơn nhiều so với các bạn bè khác. Thầy Hiệu trưởng
trường Einstein theo học cũng quả quyết với cha cậu rằng “thằng bé này
mai sau lớn lên sẽ chẳng làm được gì đâu”.
Những lời giễu cợt và sự trêu đùa ác ý của mọi người xung quanh khiến Einstein rất buồn. Thường bị cô lập và trêu chọc, Einstein trở nên đăm chiêu và không thích đám đông. Einstein trở nên sợ phải đến trường, sợ phải đối mặt với các thầy cô và bạn bè.
Einstein lúc nhỏ |
Einstein rất hay nêu ra những câu hỏi lạ,
thậm chí có phần quái dị, chẳng hạn như: Tại sao kim nam châm lại chỉ về hướng
Năm 11 tuổi, lúc còn đi học lớp 5 tiểu học, trong một buổi học
toán, Einstein ngồi trong lớp nhưng không nghe thầy giảng mà lơ đễnh nhìn ra
bên ngoài khung cửa…
Thầy dạy toán thấy vậy, hỏi: "Einstein, em đang nghĩ gì thế ?".
Einstein đứng dậy hỏi thầy: "Thưa thầy, có thật là: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông ?”
(thời bấy giờ chưa có Internet, nên mặc dù đã có nhiều chứng minh nhưng
với bậc tiểu học, phổ thông thì không có tài liệu tham khảo và cũng không yêu cầu
học sinh phải chứng minh)
Cả lớp cười ồ, cho rằng Einstein bị “điên” vì hỏi thứ gì đâu đâu,
thầy giáo thì lắc đầu nói: “Sau này em sẽ
học qua, nhưng chỉ là thừa nhận, áp dụng, không cần chứng minh, còn bây giờ
không phải là lúc đặt những câu hỏi như vậy”. Einstein không thỏa mãn với
trả lời của thầy, ông không bao giờ thỏa mãn khi mình chưa hiểu.
Sau buôi học đó trên đường về ông miên man nghĩ ngợi… có thật là “Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh
huyền...” Sao lại có một công thức
toán học "đẹp" vậy?
Tối đó Einstein thức trắng đêm để chứng minh định lý này, và cuối
cùng ông đã chứng minh được như ở phần cuối bài viết.
Sáng hôm sau đi học, ông thấy bầu trời hôm nay như xanh hơn, ông
nghe trên đường rộn ràng tiếng chim hót… nhưng sau đó Einstein bị điểm 1 vì
không chịu làm bài tập về nhà!! Einstein không buồn vì điều đó mà trái lại ông
rất vui vì đã tự mình trả lời được câu hỏi “Vì sao nó lại như thế !”.
Sau đây là cách chứng minh định lý Pytago của Einstein lúc 11 tuổi, bằng cách phân chia diện tích hình tam giác. (Nguồn: wikipedia.org)
Thay vì sử dụng một hình vuông trên cạnh
huyền và hai hình vuông trên hai cạnh kề, ông dùng cách chia tam giác vuông ban
đầu thành 2 hình tam giác vuông nhỏ bời 1 đường cao hạn từ đỉnh góc vuông.
Hình bao gồm cạnh huyền là tam giác vuông
lớn ban đầu. Hai tam giác vuông kia đồng dạng với tam giác vuông ban đầu, và có
cạnh huyền là cạnh góc vuông của tam giác ban đầu, và tổng diện tích của chúng
bằng diện tích tam giác ban đầu. Bởi vì tỉ
số diện tích của một tam giác vuông với diện tích của một hình vuông dựng trên
cạnh huyền của nó là bằng nhau đối với các tam giác đồng dạng, mà diện tích
của tam giác lớn bằng tổng diện tích của 2 tam giác nhỏ bên trong, do đó hình
vuông dựng từ cạnh huyền của hình vuông lớn cũng bằng tổng diện tích hai hình
vuông dựng từ 2 cạnh huyền của 2 hình vuông nhỏ. Từ đó suy ra: c2 = a2+b2
Dựng AH _|_ BC. Ta được các tam giác đồng dạng: ABC, CBH, CAH
Đặt S0 = S(ABC); S1 = S(CHB); S2 = S(CHA);
Ta có: S0 = S1+S2
Mà S0 = (1/2).BC.AC = (1/2).a.b = (1/2).(c.sinA).(c.cosA) [ =
(1/2).(c.sinB).(c.cosB) ]
= (½).(sinA.cosA).c2
Đặt k0 = (½).(sinA.cosA).
Vậy: S0 = k0.c2 (ko
= tỷ lệ giứa diện tích tam giác vuông và hình vuông dựng từ cạnh huyền của nó)
Tương tự: S1 = k1.a2 ;
S2 = k2.b2
=> k0.c2 = k1.a2 + k2.b2
Lại vì 3 tam giác vuông là đồng dạng nên sin, cos các góc tương ứng của chúng bằng nhau nên k0=k1=k2 (và <> 0) => c2 = a2+b2
* * *
- Chia sẻ sách truyện hay: Tình sử Võ Tắc Thiên
Link tải file PDF Tình sử Võ Tắc Thiên - full: tại đây
* * *
Tuấn Anh, Zalo: 0919410280
Nhận xét
Đăng nhận xét